Gia Phả Họ Đặng Thôn Xuân La, Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội

Tiêu chuẩn

Gia Pha ho dang_chinh thuc (dowload)

Thường Tín Phủ, Thượng Phúc Huyện, Phượng Dực Tổng, Xuân La Xã

ĐẶNG GIA THẾ PHẢ

Đặng Quốc Cường-Thứ Trung Nho Khoa Lê Triều Hương Cống

– Cẩn thuật-

Nguyên văn chữ hán

Thường Tín Phủ, Thượng Phúc Huyện, Phượng Dực Tổng, Xuân La Xã.

Thiết niệm thuỷ chi lưu vạn phái bản ư nguyên mộc tri thiên thiên kha ư căn do thiên tri sinh nhân bản hồ tổ nhiên dã ngã

Đặng Thị:

Thượng tổ Tố tự Trúc Sơn phát tích lịch triều khoa hoạn dịch thế trâm anh tự kỷ bính đề vu quốc sử yên dĩ tự ngã.

Thuỷ tổ biệt phái bốc cư vu tư tiền sinh hạ ngũ chi tử tôn phồn diễn phú hào khoa mục hữu nhân Đặng Quốc Cường tại ngô ấp trung chi nhất lệnh tộc giã.

Tiền hữu lịch đại thế thứ chi phái Cụ biên vu phả ký viễn trí trung gian lũ lũ, binh hoả dĩ trí thất lạc vô do tự khả bằng cớ ti gian kì lược nhi bất đắc kỳ tường thị dĩ lăng kí chư cận nhi năng kí chư viễn trí kim xuân thu tế tự dụng dĩ thành. Cường Quốc Công vi tôn cẩn thuật cựu văn thư vi tân.

Liệt tự:

Thuỷ tổ sinh hạ nam nữ chi phái kị huý phần mộ.

Phụng biên vu tả:

Án ngã thuỷ tổ hệ xuất Trúc Sơn Đặng gia chi miêu duệ phi thị trần triều thời nhân lê triều thời nhân dã truyền ngôn công lãi Đặng gia chi trọng tử tước phong Quận công. Ý dục nhàn du tướng địa tự bốc cư vu ngã ấp tiêu giao chí thử truỵ mã hoá vu thủ hương xứ hình tự quy kiên thiên táng, chí kim hiện tồn phần mộ tại y xứ đồng tộc phụng tự nghệ niên tứ nguyệt thâp ngũ nhật kỵ đồng tộc hoặc thiết tế vu mộ tiền hoặc tế vu trưởng gia tỉ bất vong.

Truy viễn chi ý dã quyết hậu công tử tôn Đặng Quốc Cường năng truy thuật tổ võ thứ trung nho khoa lê triều hương cống.

Hiện kim tính tự tại bản huyện văn chỉ bia ký thị vi ngã ấp khai khoa tri thuỷ dã ngã. Đệ nhất đại tổ Đặng Quốc Công huý Đặng Thế Công tứ nguyệt thập ngũ nhật kỵ mộ tại quy kiên đình

– Đệ nhất chi tổ Lãi Thế Công chi tử hiện kim Danh Vị phụng lễ.

– Đệ nhị chi tổ hiện kim Danh Sướng phụng lễ.

– Đệ tam chi tổ hiện kim Danh chỉ biệt cư Thanh Hoá tỉnh.

– Đệ tứ chi tổ hiện kim Danh Tự phụng lễ đệ ngũ chi tổ hiện kim Danh Nông phụng lễ.

Tạm dịch:

Đặng Gia Thế Phả

Thường Tín Phủ, Thượng Phúc Huyện, Phượng Dực Tổng, Xuân La Xã.

Cây có gốc mới nhiều cành xanh lá

Nước có nguồn mới thành biển thành sông

Trời sinh ra người phải có tổ tông nguồn cội.

Đặng thị:

Cụ thượng tổ Tố, tự trúc Sơn phát tích, dòng dõi thi thư, nếp nhà trâm anh thế phiệt. Cụ có công giúp nước giúp dân. Công danh được ghi vào quốc sử. thủy tổ lập thêm chi phái mới ở ấp Trạ Xuân đến nay đã thành năm chi phái con cháu. Đời đời có người làm hào trưởng. Trong ấp này chỉ có ông Đặng Quốc Cường cháu của Cụ tổ thi đỗ hương cống triều Lê. Xưa kia, các chi phái đã có phả ghi chép đầy đủ từ đời trước cho đến các đời giữa, tiếc thay phả gốc mất rồi vì lũ lụt hỏa tai, binh đao liên tiếp phả đã thất thoát, các đời tiếp theo chỉ nhớ được sơ lược không hiểu được tường tận rõ ràng. Cứ đến tiết xuân thu, đồng tộc thành tâm cúng tế tổ tiên. Đến đời cháu là ông Đặng Quốc Cường vâng theo truyền của đời trước ông biên chép thành phả mới viết bằng chữ hán chủ đề: Đặng gia thế phả

Liệt tự:

Thủy tổ sinh hạ nam nữ chi phái kỵ húy phần mộ.

Phụng biên vu tả:

Án ngã thủy tổ dòng dõi trúc sơn, không rõ Cụ sinh ra thời Trần triều hay triều Lê.

Cụ là con thứ, trong một gia đình thế gia, có tước phong Quận Công. Ngày 15.4 (không ghi chép năm), từ ấp này Cụ tổ muốn đi chơi nơi khác để tìm thêm đất tốt cho con cháu đời sau. khi Cụ tới đầu xứ, Cụ giục ngựa đi tiếp đến con dốc vai rùa, Cụ gặp cơn gió dữ, Cụ hóa, mối đùn thành mộ, xưa gọi là mộ thiên táng.

Xưa đồng tộc cúng tế tổ tại mộ phần, sau đồng tộc cúng tế tổ tại nhà thờ trưởng nam. Không dám quên công lao tiên tổ.

Năng truy thuật tổ vũ: thứ trung nho khoa lê triều hương cống Đặng Quốc Cường cẩn thuật.

(Bia ký ở huyện đường huyện thượng phúc phủ Thường Tín có ghi tên họ ông Đặng Quốc Cường thi đỗ hương cống triều Lê Trung Hưng).

Đệ nhất Đại tổ Đặng Quốc Công húy Thế Công mất ngày 15.4 mộ thiên táng vai rùa (nơi hóa sau đình làng Xuân la, Huyện Phú Xuyên ngày nay)

*****************************

Lời giới thiệu

Việc lập gia phả là một tập tục từ thuở xa xưa của các tộc họ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Có Gia phả các thế thứ đời sau mới biết được công đức cao dầy của tiên tổ.

Có Gia phả con cháu mới biết được ngôi thứ trong giòng họ mà giữ gìn được kỷ cương trật tự, thế thứ, mới xác định được mối quan hệ nội ngoại nhiều đời để giữ gìn trong sáng mối thiên luân.

Nếu gia phả ghi chép cụ thể, chính xác còn giúp các nhà khảo cổ học, dân tộc học, có cơ sở để nghiên cứu sâu về sự phát triển của từng giòng họ nói riêng và nền văn hóa dân tộc nói chung.

Truyền thống văn hóa dân tộc suy cho cùng là từ truyền thống của mỗi gia đình, tộc họ, từng địa phương tạo nên. Ví như con sông phải có đầu nguồn, cây có gốc mới tốt cành xanh lá.

Theo truyền thuyết xưa kia, các chi phái họ Đặng Thôn Xuân La, Huyện Thượng Phúc, Phủ Thường Tín nay là Thôn Xuân La, Huyện Phú Xuyên đã có tộc phả ghi chép đầy đủ từ các đời trước về thế gia và thân thế sự nghiệp của các Cụ Tổ họ, cho đến các thế thứ chi phái hậu duệ đời giữa. Những sách phả ấy đã giao cho các Trưởng chi tộc cất giữ trong từ đường, tiếc thay đều bị mất cả bởi vì lũ lụt hoả tai, binh đao liên tiếp không còn sót lại một chữ nào cả. Cho nên các đời tiếp theo chỉ nghe được Tiền nhân truyền ngôn kể lại rất sơ lược chứ không biết rõ tường tận cội nguồn. Đến đời Ông Đặng Quốc Cường là cháu của Cụ Tổ (Không rõ là đời thứ mấy) học hành thi đỗ Hương Cống triều Lê. Ông đã nghe những lời truyền ngôn sơ lược ấy của Tiền nhân soạn thành tộc phả mới có chủ đề là :

Đặng Gia Thế Phả” Nội dung Đặng Gia Thế Phả chép:

Cụ Thượng Tổ Tố họ Đặng huý Thế Công là thuỷ tổ họ Đặng Thôn Xuân La, Tổng Phượng Dực, Huyện Thượng Phúc, Phủ Thường Tín (nay là Thôn Xuân La, Huyện Phú Xuyên) quán tại Trúc Sơn.

– Không rõ Cụ sinh ra thời Trần Triều hay Triều nhà Lê.

– Cụ là con thứ, không rõ là con thứ mấy trong một đại thế gia.

– Cụ Tổ có tước phong Quận Công.

– Cụ lập thêm chi phái ở Xuân La (nay là Thôn Xuân La, Huyện Phú Xuyên) cho đến nay đã thành năm chi tộc con cháu.

– Cụ qua đời ngày 15/04 mộ thiên táng tại đất dốc vai rùa (Mộ chí sau đình Thôn Xuân La, Huyện Phú Xuyên). Đến nay vẫn còn dấu tích phần mộ.

Trước Cách Mạng tháng 8/1945, lần theo tin tức trong “Đặng Gia Thế Phả”. Các Cụ trong họ đã cử người vào tận núi Trúc Sơn mong được chắp nối cội nguồn Tổ nghiệp. Đường xá xa xôi, đò giang cách trở, phương tiện đi lại rất khó khăn, cơm nắm muối vừng làm lương ăn, từ quê nhà các Cụ dậy từ gà gáy đi bộ đến núi Trúc Sơn đã quá Ngọ.Các Cụ kể tiếp rằng: chỉ nhìn thấy bạt ngàn màu xanh của rừng trúc, măng mọc nhiều tầng xin xít ken dầy. Trời cao, đất rộng, người thưa, đi hỏi thăm cũng không được như tâm nguyện, các Cụ đành quay lại thắp hương, bái vọng tổ tiên rồi lại kéo nhau ra về. Khi đi về tới sông Ninh Giang, được uống nước sông xanh mát, tuy chuyến đi tìm cội nguồn chưa được toại nguyện, trong lòng mọi người thấy vui mừng khôn tả. Khi về đến Quê Hương thì làng xóm đã lên đèn.

Thời vận và cơ may đã đến.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, họ Đặng Thôn Xuân La, Huyện Phú Xuyên đã được đọc bộ tộc phả lớn của họ Đặng vùng Lương Xá Huyện Chương Mỹ. Thật là vô cùng sung sướng được mắt thấy tai nghe: Cụ Thượng Tổ Tố Quận Công Đặng Thế Công là con thứ hai của (Hiền Tổ) Tổ phụ Khâm Quận Công Đặng Thế Khanh và Tổ Mẫu là Cụ Nguyễn Thị Hồng sinh ra.

Họ Đặng thôn Xuân La đã sao chép đầy đủ những tư liệu gốc vùng Lương Xá về gia thế, thân thế và sự nghiệp của Cụ tổ tố quận công Đặng Thế Công. tìm hiểu những sự kiện trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và truy cập internet trên website của giòng họ Đặng Việt Nam tại địa chỉ http://www.hodangvietnam.com/… để có thêm các thông tin liên quan, nhằm bổ sung đầy đủ vào quyển phả : Đặng Gia Thế Phả của Cụ Đặng Quốc Cường ghi chép biên soạn xưa kia còn thiếu. Cho đến nay đã được viết đầy đủ, để lại bộ phả hoàn chỉnh cho con cháu họ Đặng thôn Xuân La, Phú Xuyên lưu giữ đến muôn đời. trong khi sao chép có thể thiếu xót về tư liệu cũng như chưa hiểu hết chữ nghĩa của tiền nhân viết tộc phả xưa kia, rất mong các độc giả cùng bà con trong chi tộc họ lượng thứ mà bổ sung thêm những tư liệu về truyền ngôn và sách sử, xin tiếp thu để khi tái bản được hoàn chỉnh.

Mùa xuân năm Kỷ Sửu, 2009

Đặng Đình Hiếu (80 tuổi)

———————————————

Thường Tín Phủ, Thượng Phúc Huyện, Phượng Dực Tổng, Xuân La Xã

ĐẶNG GIA THẾ PHẢ

Thứ trung nho khoa Lê triều hương cống kính soạn

(đã sao chép, bổ sung phả hệ các đời năm 2009)

Tiểu sử Cụ Đặng Thế Công

Cụ sinh Ất Mão 1615, Hoằng Định năm thứ 16. Quê quán tại Trúc Sơn huyện Chương Đức, Phủ Ứng Thiên (nay là huyện Chương Mỹ), sau dời đến xã Xuân La, tổng Phượng Dực, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín (nay là thôn Xuân La, Huyện Phú Xuyên). Cụ qua đời năm canh tuất 1670 đời vua cảnh trị năm thứ 8, Vua ban tên thụy là : Trung Thuần, phong : đô đốc Đồng Chi. Cụ thọ 56 tuổi mộ thiên táng tại khu đất dốc vai rùa Thôn Xuân La, Huyện Phú Xuyên.

Cụ Đặng Thế Công là người văn võ song toàn, tài trí có thừa , giỏi cữa ngựa, bắn súng, giỏi cả đánh thuỷ đánh bộ, hầu hạ chúa tây vương trịnh tạc chưa lên ngôi. trải giúp các đời vua thần tôn phúc thái, vĩnh thọ thần tôn, thần tôn thịnh đức và đời vua khánh đức tam niên. Cụ đã lập nhiều chiến công trong công cuộc đánh giặc dẹp nội loạn được phong chức tước:

– Tố Quận Công.

– Đề Đốc Quận Công.

– Hữu Đô Đốc.

– Đô Đốc Thiêm Sự.

– Đô Đốc Đồng Tri. (sau khi mất Cụ được Vua truy tặng).

– Năm Giáp Thân 1644, niên hiệu phúc thái năm thứ 2, Cụ 29 tuổi.

Vua ban chiếu Cụ Đặng Thế Công giữ chức tham đốc mọi việc trong quận ở tứ vệ thần vũ (tòng nhị phẩm). cũng năm ấy Cụ theo nhà chúa đi lược định Cao Bằng. Lúc này Cụ chưa được cấp quân binh, chỉ đem nghĩa sĩ thủ hạ của mình đi hộ vệ. khi trở về Cụ được sai chặn hậu. Cụ đã phục kích và đánh giết được tướng giặc, từ đó quân giặc rất sợ uy danh của Cụ . Cụ xứng danh là tướng có mưu lược, mỗi khi vâng mệnh xuất quân đều tính toán cẩn thận. Khi lâm trận giáp chiến, đều thực hiện kế hoạch chu tất vẹn toàn.

– Năm Ất Dậu 1645, niên hiệu phúc thái năm thứ 3, Cụ 30 tuổi.

Tháng 5 mùa hạ, vương thân thái bảo phù Quận Công Trịnh Được và Thái phó hoa Quân Công Trịnh Sầm làm loạn đem quân đánh lẫn nhau. doanh quận công Đặng Thế Tài là bác ruột của Cụ Đặng Thế Công đem quân tiến đánh chúng giáp cống đá. Cụ đưa súng lớn bắn vào doanh trại quân phản nghịch, đạn rơi xuống như mưa. Cụ đón đánh chúng ở chợ phường Phúc Lâm. Cụ hô quân tiến đánh thắng được nghịch tặc.

– Năm Nhâm Thân 1652, niên hiệu khánh đức năm thứ 4, Cụ 37 tuổi.

vua sai Cụ Đặng Thế Công đi đánh dẹp các nơi vùng Thất Tuyền ở Lạng Sơn, Cụ đại phá được quân giặc.

– Năm Quý Tỵ 1653, niên hiệu Khánh Đức năm thứ 5, tới tháng 2, đổi niên hiệu là Thịnh Đức năm thứ 1, Cụ 38 tuổi.

Tháng giêng mùa xuân, Vua sai doanh quận công Đặng Thế Tài thống lĩnh các doanh cùng Cụ Đặng Thế Công tiến đánh Cao Bằng, đuổi được giặc Mạc. họ Mạc xin hàng, từ đó về sau không lo giặc ở phía bắc nữa.

– Năm Bính Thân 1656, niên hiệu Thịnh Đức năm thứ 4, Cụ 41 tuổi.

Tháng 11, Vua sai Cụ Đặng Thế Công thuộc quyền thống lãnh Ninh Quốc Công đi chinh phạt đạo Nghệ An. Cụ sai quân đắp lũy chống giặc. bọn giặc bị giết rất nhiều. Kịp đến chiến thắng trận Đại Nại, Cụ được thăng là đề đốc Hân quận công. [*]

[*]: Mùa hạ, tháng 5, giặc vào cửa biển Nam Giới đánh úp. Bọn Lê Sĩ Hậu, Nguyễn Hữu Sắc, Bùi Sĩ Lương, Thái Bá Trật đều thua chạy, bỏ cả thuyền ghe, súng đạn, khí giới. Giặc lại vào cửa biển Đan Nhai. Bọn Văn Thiêm sức không địch nổi cũng bỏ thuyền chạy. Giặc ập tới vây Đào Quang Nhiêu ở xã Hương Bộc, huyện Thạch Hà, Trịnh Toàn đốc các tướng tiến lên, bày trận ra sức đánh. Thấy thế giặc đương hăng, Toàn lấy cờ bản mệnh trao cho Đốc thị Dương Hồ. Hồ sôi sục lòng trung nghĩa, cưỡi voi lên trước, vẫy các quân thẳng tiến. Toàn đốc thúc quân kỵ xông lên đánh. Thế là bọn Quang Nhiêu mở toang cửa luỹ ra đánh. Giặc thua chạy. Quan quân đánh kẹp vào đất Đại Nại (Đại Nại là tên xã, thuộc huyện Thạch Hà), đuổi giết rất nhiều giặc, thu được voi ngựa, khí giới, súng đạn nhiều không kể xiết. Toàn lại đem thuộc tướng về đóng ở An Trường .

Tháng 5 nhuận, xét công thắng trận ở Đại Nại. Phong Trịnh Toàn làm khâm sai tiết chế thuộc thuỷ bộ chư dinh kiêm hành hạ phủ trị Nghệ An đạo phó đô tướng thái uý Ninh Quốc Công, mở phủ Dương Uy; Đốc thị Dương Hồ làm Công bộ tả thị lang Thọ Lâm bá, Ngô Sĩ Vinh làm Quang lộc tự khanh, Lý Hải hầu, Phạm Hưng Tạo làm Thái bộc tự khanh Thọ Lĩnh hầu, Vũ Vinh Tiến làm Hộ khoa đô cấp sự trung Lệ Hải tử. Thăng Đào Quang Nhiêu làm thiếu bảo, Lê Thì Hiến làm đô đốc đồng trị, Nguyễn Nghĩa Chẩn, Mẫn Văn LIên làm đô đốc thiêm sự; Đặng Thế Công, Hoàng Nghĩa Giao, Đinh Văn Tả, Lê Văn Tiến, Đào Thế Tiên, Lê Văn Long, Mai Văn Hiếu làm đề đốc. (Trích trong Đại Việt sử ký toàn thư)

– Năm Đinh Dậu 1657, niên hiệu thịnh đức năm thứ 5, Cụ 42 tuổi.

Tháng 6, Vua sai Cụ Đặng Thế Công đốc xuất các doanh quân thuộc hữu đạo để đánh dẹp bọn dòng dõi nhà nguyễn. lúc này các cánh quân tả đạo và chính đạo đã tan vỡ. Quân giặc thừa thắng đuổi đến bờ sông. Cụ chỉ huy cánh quân phía hữu tiến ra, chặn ngang bắn vào quân giặc, giặc thua chạy. khi luận công, Cụ được đứng vào hàng đầu, thăng làm Hữu đô đốc. [*]

[*]: Tháng 6/1657, Thống lĩnh quan phó đô tướng Thái bảo Phú quận công Trịnh Căn sai bọn Lê Thì Hiến, Hoàng Nghĩa Giao, Đặng Thế Công đều đem các quân chia đường vượt sông. Thì Hiến ra quân theo đường chính, bên tả thì Nghĩa Giao, bên hữu thì Thế Công, đều tiến quân đánh giặc ở đất Nam Hoa (Nam Hoa là tên xã, thuộc huyện Thanh Chương). Thì Hiến và Nghĩa Giao mới đánh một trận đã phá được luỹ giặc. Các quân tranh nhau lập công tiến sâu vào, hàng ngũ lộn xộn, tự động vỡ chạy. Giặc thừa thế đuổi đến bờ sông. Thống lĩnh quan phó đô tướng Thái bảo Phú quận công Trịnh Căn sai lính nội hầu bắn vào, giặc vì thế phải rút lui. Đặng Thế Công ở chi bên hữu bắn ngang vào cự chiến. Bọn Mai Văn Hiếu, Lê Sĩ Hậu cũng sai thuỷ quân lên bờ ứng cứu. Giặc phải thua chạy.

Mùa thu, tháng 7/1657, xét công thắng trận ở Nam Hoa. Cho thăng chức tước theo thứ bậc. Lấy Đặng Thế Công làm hữu đô đốc.(Trích trong Đại Việt sử ký toàn thư)

– Năm Mậu Tuất 1658, niên hiệu Thịnh Đức năm thứ 6, Từ tháng 2 trở đi đổi là Vĩnh Thọ năm thứ 1, Cụ 43 tuổi.

Vua sai Cụ Đặng Thế Công cùng các tướng chia đường tiến đánh giặc địa phương tuần lễ ở hương sơn. khi ấy các tướng hăng hái kéo nhau đi đánh nhau với giặc đã thắng lớn mà Cụ tổ chưa kịp tới.

– Tháng giêng năm Kỷ Hợi 1659, niên hiệu Vĩnh Thọ Thần Tông năm thứ 2, Cụ 44 tuổi. Bàn định công đánh giặc tại xã tuần lễ huyện Hương Sơn, Vua cho là Cụ Đặng Thế Công dùng dằng đến chậm nên đã hạ chức Cụ xuống là đô đốc Thiêm Sự. [*]

[*]: Mùa xuân năm 1659, tháng giêng nhuận, xét công thắng trận ở Tuần Lễ. Lấy Đào Quang Nhiêu làm phó tướng, thiếu uý, mở dinh gọi là Tả khuông quân, ban cho ấn dinh; Trịnh Đăng Đệ làm Hồng lô tự khanh, Lễ Phái tử; Lê Thì Hiến làm thiếu bảo; Đinh Văn Tả, Đàm Cảnh Kiên, Đào Thế Tiên, Lê Văn Đăng đều làm đô đốc đồng tri. Ngoài ra đều được thăng chức theo thứ bậc khác nhau. Giáng Đặng Thế Công làm đô đốc thiêm sự, vì cớ rụt rè không biết ứng cứu tiếp chiến. (Trích trong Đại Việt sử ký toàn thư)

Các thời kỳ viết tộc phả cũng như chính sử đương triều vào những năm tiếp theo, không thấy ghi công lao tên tuổi Cụ vào trong sử sách.

Đất nước tạm bình yên. Cụ cáo quan, xin nhà vua đi khai canh lập ấp khai phá hoang điền.

Truyền rằng: tháng giêng mùa xuân trong một buổi nhàn du, Cụ tổ xuống ngựa dừng chân bên làng Phượng (nay là thôn Phượng Vũ huyện Phú Xuyên, thấy đất này cảnh lạ đẹp tươi, sát làng Phượng là con đường thượng đạo từ kinh đô Thăng Long đi vào xứ Thanh, bên trái là con đường bằng trải rộng, ngựa xe qua lại. kề bên con đường thượng đạo là sông Tô Lịch uốn dòng. thế đất long phượng ôm bọc, bên trong cùng là đầm nước dài rộng mênh mông, cuối đầm nổi lên đồi đất lớn, cây cối tốt tươi quanh năm sâm cầm tụ hội (truyền rằng là thế đất con rùa con). biết là nơi đất tốt, Cụ nghỉ chân tại đấy để lập Trạ khai canh, tục gọi là ấp Trạ Xuân. (gò đất đó thuộc khu vực trường trung học phổ thông Đồng Quan-ngày nay). các đời sau di dời đến đất mới theo những nhà địa lý là đất con rùa mẹ, nay là thôn Xuân La, huyện Phú Xuyên.

Những người phiêu tán được tin Cụ Quận Công lập ấp để chiêu mộ dân đến để khai phá hoang điền. Họ kéo nhau đến rất đông xin Cụ chở che giúp đỡ.

Trải qua nhiều năm khai phá, các thế hệ đời sau của Cụ tổ cùng dân phiêu bạt tứ phương chung tay khai phá hoang điền. từ những cánh đồng hoang hoá cỏ mọc như rừng, dần dần đã biến thành những cánh đồng lúa tốt tươi. Từ ấp nhỏ đã trở thành xóm thành làng, đồng ruộng khai hoang phục hoá ngày một nhiều hơn, đời sống dân ấp đã được an cư lạc nghiệp .

Từ khi Cụ lập thêm chi phái ở ấp Trạ Xuân, nay là thôn Xuân La, huyện Phú Xuyên cho tới nay trở thành năm chi con cháu. đời đời đều có người làm hào trưởng, học hành duy chỉ có ông Đặng Quốc Cường thi đỗ hương cống triều nhà Lê Trung Hưng.

Năm canh tuất 1670, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 8, ngày 15.4, từ bản ấp này Cụ Đặng Thế Công muốn đi chơi nơi khác để tìm thêm đất tốt cho các con cháu mai sau. Khi tới đầu xứ, Cụ giục ngựa đi tiếp đến con dốc vai rùa, không may gặp cơn gió dữ, khiến Cụ ngã ngựa, Cụ đã hoá. mối đùn thành mộ, xưa gọi là thiên táng.

Sau khi qua đời, Cụ Đặng Thế Công được vua Huyền Tông Cảnh trị phong tặng là đô đốc Đồng Tri, ban tên thụy: Trung Thuần, Cụ thọ 56 tuổi.

Bộ phả cất giữ trong từ đường Cụ khâm quận công Đặng Thế Khanh là tổ phụ Cụ tổ tại thôn Ứng Hoà, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ có đoạn ghi chép: Cụ tổ Quận công Đặng Thế Công mất tại Thường Tín phủ, Thượng Phúc huyện, Phượng Dực Tổng, Xuân La xã, thọ 56 tuổi. (nay là thôn Xuân La, huyện Phú Xuyên).

“Quyển phả của ông Đặng Văn Phái dịch năm Mậu dần 1938 hoàng triều Bảo Đại thứ 13 ghi chép: Tố quận công Đặng Thế Công mất ngày 28 tháng giêng, táng tại Lăng Gỗ, xứ Đồng Nội, thôn Ứng Hoà, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ.” ???

Công việc cúng tế giỗ tổ ngày Cụ hoá 15/04 là ngày kỵ nhật.

Đến ngày kỵ, con cháu trong họ cúng tế tổ tại mộ phần. Đến khi các chi phái đã xây dựng nhà thờ riêng thì công việc cúng tế giỗ tổ đã cúng riêng, lễ phẩm chi nào chi nấy thụ lộc.

Công việc cúng giỗ tổ vào 2 ngày.

Ngày hôm trước 14/4 cúng tế cáo cơm, ngày chính kỵ 15/4 cúng tam sinh.

Lễ phẩm cúng cáo cơm gồm có: 2 mâm oản quả, mỗi mâm 5 phẩm oản to, 1 nải chuối, 1 chai rượu, trầu cau đầy đủ cúng tế tại mộ phần của Cụ tổ.

Lễ phẩm kể trên giao cho 2 xuất đinh ngôi lần gạo lượt dâng tại nhà thờ. khi cúng tế giỗ tổ xong, con cháu trong họ kiến tại để thụ lộc có chia phần.

Ngày chính kỵ 15/4 lễ vật cúng tam sinh, tiền sắm sửa lễ vật bổ tất cả đầu đinh. khi cúng giỗ tổ xong các đầu đinh con cháu cũng kiến tại thụ lộc, không chia phần.

Việc cúng tế giỗ tổ đã thành lệ.

Xưa kia, các Cụ trong họ đã xây lăng mộ Cụ thuỷ tổ. Kiến trúc lăng mộ theo kiểu lục lăng, xung quanh lăng có đề bốn câu thơ:

Đặng gia tổ mộ

thiên táng quy kiên

trúc lĩnh di truyền

xuân sơn hiển tích

Năm 2000, chính quyền địa phương và phòng VHTT huyện Phú Xuyên đã công nhận đây là ngôi mộ cổ và cấp giấy phép cho dòng họ Đặng thôn Xuân La huyện Phú Xuyên được xây nhà từ đường.

Trên cơ sở văn hoá tín ngưỡng đó, đến năm Bính Tuất 2007, để tỏ lòng tri ân đến tiên tổ, con cháu trong 3 chi tộc họ Đặng thôn Xuân La đã đóng góp công góp của để xây dựng mộ chí Cụ tổ trên đất linh thiêng, to đẹp khang trang xứng với công đức của Cụ tổ. Để lại cho muôn đời sau đèn nhang thờ cúng.

Việc cúng giỗ tổ đến nay vẫn giữ nguyên như cựu lệ.

Lăng mộ Cụ tổ Tố quận công Đặng Thế Công tại Thôn Xuân La, Phượng Dực, Phú xuyên. (ảnh: Đặng anh Tuấn – 5/4/09)

Cụ Tố quận công Đặng Thế Công có hai phu nhân

Chính thất phu nhân:

Chính thất phu nhân là quận chúa trịnh thị ngọc duyên là con thứ hai của Tây Vương Trịnh Tạc. Sinh hạ đựơc một con trai và một con gái. Con trai là: Điền quận công Đặng Thế Thuyên (hay Xuyên), Điền quận công Đặng Thế Thuyên sinh hạ đựoc 10 con trai là:

1. Tự lộc hầu Đặng Tiến Tự.

2. Chấn trụ hầu Đặng Tiến Kiểm.

3. Khương thọ hầu Đặng Tiến Nhiệm.

4. Đồng tri phủ Đặng Tiến Lưu.

5. Tham nghị Đặng Tiến Viên.

6. Triệu cơ hầu Đặng Tiến Tá.

7. Tạo sĩ giao tín hầu Đặng Tiến Giao.

8. Tạo sĩ Đặng Đình Truyền.

9. Tạo sĩ Đặng Đình Đạt.

10. Thuộc viên Đặng Đình Toại.

Phu nhân thứ thiếp:

Phu nhân sinh hạ đến nay đã trở thành năm chi tôn tộc:

1/Chi cả: Đặng Đình

Trưởng chi Đặng Đình Vị phụng lễ, hiện nay, Đặng Đình Bao kế tự.

2/Chi hai: Đặng Văn

Trưởng chi Đặng Văn Sướng phụng lễ, chi này vô tự, con cháu trong chi không biết lưu lạc phương nào.

3/ Chi ba: Đặng Văn

Trưởng chi Đặng Văn Chỉ phụng lễ, chi này vào Thanh Hoá lập nghiệp đến nay không rõ tin tức.

4/ Chi tư: Đặng Văn

Trưởng chi Đặng Văn Tự phụng lễ, đến nay Đặng Văn Ấn kế tự.

5/ Chi năm: Đặng Văn

Trưởng chi Đặng Văn Nông phụng lễ, đến nay Đặng Văn Nhuận kế tự.

*******************************

GHI CHÉP PHẢ HỆ CÁC ĐỜI

Tằng tổ khảo (Cụ nội của Cụ Đặng Thế Công)

Cụ tổ bốn đời Cụ Đặng Thế Công là thái uý nghĩa quốc hậu trạch công thượng đẳng đại vương: Đặng Huấn.

Cụ sinh quán tại xã Lương Xá, Huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên, nay là Lương xá, huyện Chương mỹ. Trú quán Hạ Thôn, xã Thịnh Đức, phú xuyên, nay là thôn Giẽ Hạ, huyện Phú Xuyên. Cụ qua đời ngày 18/06 năm Canh dần, thọ 72 tuổi. Truyền ngôn, mộ táng tại núi Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá, di táng về gò mả hậu cung chùa Phúc Am, thôn Giẽ Hạ, huyện Phú Xuyên.

Cụ tổ văn võ song toàn, sức địch muôn người, năm 19 tuổi đầu quân triều nhà mạc được phong chức chưởng vệ sự tước khổng lý bá.

Tháng 4 năm tân hợi 1551, trung tôn thuận bình năm thứ 3, Cụ cùng phu nhân lê thị ngọc huyên con gái tướng nam đạo thuần quận công lê bá đễ vào nam triều thanh hoá quy thuận nhà lê trung hưng, được phong tước: khổng lý hầu, phong chức: tiên phong tướng quân của đốc bộ quân, thưởng hai con chiến mã, cấp 100 quân, lương thực khí giới đầy đủ, được phép làm tư gia bên phủ chúa.

hơn 40 năm trong công cuộc đánh giặc cứu nước, khôi phục nhà lê trung hưng ở nam triều thanh hoá. Cụ tổ lập nhiều chiến công to lớn, được phong nhiều chức tước cao quý, để lại nhiều điều vui mừng cho con cháu muôn đời. công danh Cụ vang vọng mãi với non sông đất nước.

Cụ tổ có con gái thứ hai lấy thành tổ triết vương trịnh tùng, được tiến tôn là thái quốc, thái phi sinh ra văn tổ nghị vương trịnh tráng.

Hiền tổ khảo (ông nội của Cụ Đặng Thế Công)

ông nội Cụ tổ Đặng Thế Công là Đặng tiến vinh, sau phong tước là hà quận công.

Cụ sinh năm nhâm tuất 1562 niên hiệu chính trị năm thứ 2. Cụ sinh quán tại nam triều thanh hoá, qua đời năm 1625 niên hiệu vĩnh tộ năm thứ 7, thọ 64 tuổi. mộ táng tại núi đại an, tặng tả tư không ban tên thụy là trọng uyên.

Cụ là công thần thời lê trung hưng.

năm nhâm thìn 1592 đời vua thế tôn, niên hiệu quang hưng năm thứ 15, Cụ có công lớn bảo vệ ấu chúa trấn giữ kinh đô nam triều thanh hoá được phong:

– chức tước: bắc quân hữu đô đốc.

– tiến phong: kiệt tiết, tuyên lực dương vũ uy dũng công thần thư phủ sự thái bảo.

– phong: thượng đẳng đại vương.

Các con Cụ [hiền tổ khảo]

Hà Quận Công Đặng Tiến Vinh

chi giáp doanh quận công Đặng thế tài.

chi ất liêm quận công Đặng thế khoa.

chi bính khâm quận công Đặng thế khanh.

chi đinh điện lộc hầu Đặng thế tông.

chi mậu lan xuyên hầu Đặng thế thiêm.

chi kỷ tuấn đẳng hầu Đặng thế năng.

chi canh Đặng tiến dóng (không có con).

Đặng thị phúc con nuôi chúa trịnh.

Đặng thị xuân dung tôn là cao quyền công chúa có đền thờ rất linh thiêng tục gọi là đền vua bà.

Hiền khảo (bố của Cụ Đặng Thế Công)

tổ phụ khâm quận công Đặng thế khanh sinh năm ất mùi 1595, niên hiệu quang hưng thứ 18. qua đời ngày 01/10 năm giáp thân, niên hiệu phúc thái 2. ban tên thụy là : phúc trí, mộ táng tại xã đông sơn, tỉnh thanh hoá.

Cụ là công thần thời vua lê trung hưng có nhiều công lao hiển hách, bày mưu tính kế giúp các triều vua và chúa văn tổ nghị vương trịnh tráng, vượt qua bao nhiêu nguy hiểm lập công to. Cụ tổ phụ đựoc phong :

– đô đốc thiếu bảo.

– tặng thái bảo.

– thụy phúc trí.

Cụ [tổ phụ] khâm quận công Đặng thế khanh có ba phu nhân:

– chính thất phu nhân: nguyễn thị hồng hiệu từ thông sinh hạ 5 trai và 1 gái.

tổ mẫu chính thất phu nhân: nguyễn thị hồng, hiệu từ thông là dòng dõi thi thư, nếp nhà trâm anh thế phiệt. Cụ hiền từ đức độ, Cụ biết nhiều tục ngữ ca dao, lầu thông kinh sử. hàng ngày thường dạy con cháu giữ gìn nề nếp gia phong, dạy con dạy cháu học nghĩa học nhân trong đạo ngũ thường. các con cháu Cụ công toại danh thành phần lớn ơn nhờ tổ mẫu dày công vun đắp. Cụ sinh ra tố quận công Đặng Thế Công.

tổ mẫu mất ngày 26/02 không ghi năm.

– phu nhân: quận chúa trịnh thị ngọc mai sinh hạ 5 trai và 1 gái.

– thứ thiếp : sinh hạ 6 trai và 2 gái.

Các con Cụ tổ phụ

Khâm quận công Đặng Thế Khanh.

16 con trai:

1- bính nhất vĩnh thành hầu Đặng thế luận. xóm bái, thụy hương, chương mỹ, hà tây.

2- bính nhị tố quận công Đặng Thế Công. thuỷ tổ họ Đặng thôn xuân la, huyện phú xuyên.

3- đỉnh lộc hầu Đặng thế lãng. chi la cả, hà đông.

4- điện lộc hầu Đặng thế huân. làng cót, thanh trì, hà đông.

5- khánh lộc hầu Đặng thế hinh.

6- bính tam đĩnh phượng hầu Đặng thế phương. chúc lý, ứng hoà, chương mỹ.

7- thắng lộc hầu Đặng thế hoàng. phùng xá, thạch thất.

8- bính tứ bính lộc hầu Đặng thế lộc. xóm cả, thụy hương.

9- bính ngũ Đặng thế pháp. xuân trường, nam định.

10- Tào lâm hầu Đặng Đình Hiền. đi Thanh Hoá.

11- Bính lục thọ lâm hầu Đặng đính khanh bình lục, nam hà.

12- Đặng tiến nho.

13- Đặng tiến thiện.

14- Đặng tiến tước do lộ, thanh oai.

15- Đặng tiến mỹ. phú lãm, thanh oai.

16-bính thất Đặng tiến kế. chương xá.

4 con gái:

1- Đặng thị du.

2- Đặng thị ngọc tuy.

3- Đặng thị chính.

4- Đặng thị yên.

Có một phản hồi »

    • Anh đang có 1 thông tin về Cụ tổ Đặng Thế Công (đền thờ ở Sân Đình làng ta). Khoảng thời gian khi Cụ Lên Lạng Sơn vùng Thất Tuyền , Cụ có công lao nên ở đó có dân làng lập ngôi đền thờ Cụ. Trong thời gian tới chắc anh sẽ cùng Ông Ngoại (Ông Hiếu) tìm hiểu thêm. Nếu có thông tin mới anh sẽ thông báo.

  1. Pingback: Thông tin về Cụ Đặng Thế Công « Đặng Đức Thịnh's Blog

Gửi phản hồi cho dang dinh tong Hủy trả lời